Đề cương tuyên truyền

Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đội Cứu quốc quân 1

(23/02/1941 – 23/02/2016)

(Kèm theo công văn số 80 – CV/BTGTU, ngày 13/01/2016

của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn)

 

1. Bối cảnh lịch sử

 

Ngày 27 tháng 9 năm 1940, khởi nghĩa Bắc Sơn giành thắng lợi. Ngay sau đó, thực dân Pháp đã tăng cường khủng b phong trào Băc Sơn, nhm uy hiếp tinh thần của nhân dân ta. Các chiến sĩ du kích Bắc Sơn phải sng trong hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn, gian khổ nhưng vẫn một lòng tin tưởng vào cách mạng.

 

Đầu tháng 10 năm 1940, sau 4 ngày cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ, tại Làng Vân, Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, Hội nghị Ban Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ mở rộng, dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Văn Thụ, Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ. Hội nghị đã quyết định phải trực tiếp lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn, bồi dưỡng lực lượng, tiếp tục đấu tranh vũ trang, tố chức Du kích Bắc Sơn để làm “vốn” quân sự sau này để đối phó với quân thù.

 

Ngày 14 tháng 10 năm 1940, đồng chí Trần Đăng Ninh đã triệu tập hội nghị với các đồng chí cán bộ, đảng viên cốt cán của Bắc Sơn ở Sa Khao, xã Vũ Lăng (nay là xã Tân Hương) để bàn các biện pháp củng cố phong trào cách mạng Bắc Sơn. Hội nghị đã thống nhất quyết định:

 

- Tập trung đảng viên và một số quần chúng tích cực, thu thập vũ khí để thành lập đội du kích Bắc Sơn,

 

- Xây dựng vùng Nà Tấu (xã Ngư Viễn), Sa Khao, Mỏ Tát, Bản Ne, Bản Nhi (xã Vũ Lăng) thành khu căn cứ du kích Bắc Sơn.

 

- Giải tán chính quyền địch, thu bằng triện của bọn kỳ hảo, tiêu diệt bọn mật thám, tịch thu tài sản của bọn tay sai phản động đem chia cho nhân dân.

 

- Tích trữ lương thực để chiến đấu lâu dài. Tổ chức mít tinh diễn thuyết kêu gọi quần chúng ủng hộ cách mạng, ủng hộ đội du kích Bắc Sơn.

 

Ban chỉ huy khu căn cứ du kích cũng được thành lập gồm các đồng chí:

 

- Đồng chí Trần Đăng Ninh chỉ đạo chung và phụ trách chính trị.

 

- Đồng chí Nguyễn Thành Diên (tức Hải), phụ trách quân sự.

 

- Đồng chí Chu Văn Tấn, phụ trách vận động quần chúng, xây dựng cơ sở.

 

- Đồng chí Hà Khai Lạc phụ trách tiếp tế.

 

- Đồng chí Dương Quốc Vinh phụ trách tổ chức cảnh giác. Cơ quan chỉ huy đặt tại Đon Úy, xã Vũ Lăng (nay là xã Tân Hương).

 

Đầu tháng 10 năm 1940 đồng chí Trần Đăng Ninh, ủy viên Thường vụ Xứ ủy và đồng chí Nguyễn Thành Diên Xứ ủy viên, t chức cuộc họp và nhất trí quyết nghị tập trung vận động nhân dân thu thập vũ khí để thành lập Đội Du kích Bắc Sơn. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương và Xứ ủy, phong trào cách mạng Bắc Sơn đã bước vào giai đoạn phát triển mới, mạnh mẽ và vững chắc.

 

Thực hiện quyết định của hội nghị ở Sa Khao, trong ngày 14 tháng 10 năm 1940, Ban chỉ huy đội du kích Bắc Sơn đã tổ chức một cuộc mít tinh diễn thuyết tại làng Đon Úy (xã Vũ Lăng) với hơn 100 người là đảng viên và quần chúng cách mạng tham gia.

 

Thay mặt Ban chỉ huy, đồng chí Trần Đăng Ninh tuyên bố “Đội du kích Bắc Sơn” được thành lập, kêu gọi nhân dân ủng hộ Đội du kích. Giải thích rõ đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật của Đảng ta, nêu rõ những nhiệm vụ cấp thiết của đảng viên và nhân dân địa phương là tích cực tham gia, xây dựng căn cứ địa và đánh du kích, chống khủng bố trắng của giặc.

 

Từ ngày 6 đến ngày 9/11/1940, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 được tổ chức tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Trong Hội nghị, Trung ương đã đánh giá cao về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, đặc biệt nhấn mạnh ưu điểm đúng lúc và kịp thời của nó. Trung ương đã quyết định duy trì Đội du kích Bắc Son, đề ra nhiệm vụ và phương hướng hoạt động cho Đội là kết hợp hình thức vũ trang tuyên truyền, vừa chiến đấu chống khủng bố, vừa bảo vệ và xây dựng cơ sở quần chúng, tiến tới thành lập căn cứ địa cách mạng, lấy vùng Bắc Sơn - Võ Nhai làm trung tâm. Trung ương phân công đồng chí Hoàng Văn Thụ, ủy viên Trung ương Đảng, trực tiếp chỉ đạo thực hiện nghị quyết này.

 

Tháng 11/1940, Xứ ủy Bắc Kỳ chủ trương phát động quần chúng Võ Nhai (Thái Nguyên) hỗ trợ cho phong trào cách mạng Bắc Sơn. Cuối năm 1940, Xứ ủy Bắc Kỳ cấp tốc mở hai lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày tại Đức Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Các cán bộ được đào tạo trở về các địa phương tổ chức huấn luyện quân sự, chuẩn bị lực lượng mở rộng phong trào đấu tranh vũ trang. Xứ ủy cử đồng chí Nguyễn Cao Đàm và đồng chí Bùi Sính trực tiếp giúp đỡ phong trào Bắc Sơn.

 

Trong thời gian này, thực dân Pháp đẩy mạnh khủng bố phong trào Bắc Sơn lùng bắt cán bộ, khủng bố nhân dân hòng tiêu diệt đội du kích. Được sự lãnh đạo của Trung ương và Xứ ủy, phong trào Bắc Sơn đã bước vào một giai đoạn phát triển mới, mạnh mẽ hơn trước, khu du kích Bắc Sơn được mở rộng nối liền với Võ Nhai, một phần với Đồng Hỷ và Phú Bình (Thái Nguyên).

 

Đầu năm 1941, Xứ ủy Bắc Kỳ đã phân công các đồng chí Lương văn Tri, Hoàng Văn Thái, Bùi Thông, Bình Tiến, Ái... lên chỉ đạo, tăng cường củng cố lực lượng du kích và xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Sau một thời gian ngắn, phong trào quần chúng ở Bắc Sơn, Võ Nhai, Phú Bình, Đồng Hỷ đã phát triển mạnh mẽ. Các đội tự vệ được thành lập ở khắp các thôn xóm, khắp nơi đều có phong trào luyện tập quân sự, tích cực chuẩn bị đấu tranh vũ trang chống địch.

 

2. Sự ra đời của Đội Cứu quốc quân 1

 

Tháng 2 năm 1941, đoàn đại biu Trung ương Đảng gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh đi dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 ở Pác Bó (Cao Bằng) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập, đã dừng chân ở Khuổi Nọi, Vũ Lễ (Bắc Sơn). Tại đây, các đồng chí Trung ương đã họp với Đảng bộ Bắc Sơn và Ban chỉ huy Đội du kích Bắc Sơn để nắm tình hình, phố biến chủ trương của Đảng và các biện pháp công tác cần kíp. Đồng chí Hoàng Văn Thụ, ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ đã thông báo, phổ biến quyết định của Trung ương, đổi tên Đội du kích Bắc Sơn thành Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn (Đội Cứu quốc quân 1).

 

Ngày 23 tháng 02 năm 1941, tại căn cứ Khui Nọi, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, Đội Cu quốc quân 1 chính thức được thành lập. Đồng chí Lương Văn Tri, ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ được Trung ương chỉ định đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng, đồng chí Chu Văn Tấn giữ chức vụ Chỉ huy phó.

 

Đội Cứu quốc quân 1 khi mới thành lập gồm 32 cán bộ, chiến sỹ cả miền ngược lẫn miền xuôi đã trưởng thành từ khởi nghĩa Bắc Sơn và các phong trào cách mạng thời kỳ này, gồm: Lương Văn Tri, Chu Văn Tấn, Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Văn Phòng, Lương Đình Sơn, Lâm Thành Sơn, Mã Viết Vinh, Nguyễn Văn Thái, Hoàng Văn Khằm, Hoàng Tài, Lâm, Nông Thái Long, Nhì Phung, Dưong Công Bình, Hoảng Văn Hán, Mã Viết Thốn, Dương Quốc Vinh, Đường Văn Thức, Đường Văn Tư, Hoàng Doãn Hoàng, Dương Thần Tần, Hoàng Đình Ruệ, Vẩn Sáng, Hắc Chấp, Hoàng Văn Thằng, Hà Khai Lạc, Bính, Nguyễn Văn Đắc, Bút, Hoàng Văn Thái, Bùi Sính, Nguyễn Văn Tiến.

 

Đồng chí Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ương Đảng giao nhiệm vụ cho đội Cúư quốc quân Bắc Sơn là: tích cực dùng hình thức vũ trang công tác, củng cố mở rộng căn cứ du kích, nhanh chóng phát triển lực lượng về mọi mặt để kịp thời cơ đến, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Nhiệm vụ trước mắt của Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn 1 là đ anh em các địa phương khác đến học tập. Đồng chí Hoàng Văn Thụ đã trao cho Đội Cứu quốc quân 1 lá cờ sao vàng do Hội phụ nữ phản đế Hà Nội thêu tặng dòng chữ “Tặng anh em du kích Bắc Sơn”.

 

Đồng chí Lương Văn Tri thay mặt Đội Cứu quốc quân 1, hứa với Trang ương Đàng, Xứ ủy Bắc Kỳ quỵét tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Dưới lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng, đồng chí Chỉ huy trưởng Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn 1 đã nghiêm trang đọc 5 lời thề danh dự của Đội:

 

- Một, không phản Đảng.

 

- Hai, tuyệt đối trung thành với Đảng.

 

- Ba, kiên quyết chiến đấu trả thù cho các đồng chí đã hy sính.

 

- Bốn, không hàng giặc.

 

- Năm, không hại dân.

 

Toàn thể Đội Cứu quốc quân 1 cùng đồng thanh tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiêp đấu tranh giải phóng dân tộc.

 

3. Những hoạt động của Đội Cứu quốc quân 1

 

Sau khi thành lập, Đội Cứu quốc quân 1 đã biên chế lại tiểu đội, phân công cán bộ, chiến sỹ phụ trách các địa bàn, tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động, phát triển cơ sở quần chúng cách mạng, từng bước mở rộng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.

 

Trung tâm căn cứ Khuổi Nọi được tăng cường bổ trí các lán trại, chuẩn bị bãi tập để tiếp tục tổ chức, các lớp huấn luyện quân sự, chính trị. Đội Cứu quốc quân 1 đã cho ra đời Bản tin “Du kích” do đồng chí Lương Văn Tri trực tiếp làm chủ bút, để làm tài liệu tuyên truyền trong quá trình vận động phát triển phong trào cách mạng, xây đựng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Đ tăng cường kiến thức v kỷ luật cho Đội Cứu quốc quân 1, được sự phân công cùa Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Cao Đàm và Chu Văn Tấn đã tổ chức các lóp huấn luyện về chính trị và quân sự nhằm đào tạo cán bộ. Thôn Mỏ Pia, thôn Lân Táy (xã Tân Lập ngày nay) và một số địa điểm khác trong vùng chiến khu Bắc Sơn đã được Đội Cứu quốc quân 1 chọn làm địa điểm xây dụng căn cứ bí mật, an toàn để huấn luyện cán bộ. Những đồng chí được học lớp huấn luyện này được đưa về các nơi làm nòng cốt, rồi tiếp tục mở ra các lp huấn luyện khác đế đào tạo thêm những người nòng cốt huấn luyện phong trào.

 

Nhiệm vụ đầu tiên Trung ương Đảng giao cho Đội Cứu quốc quân 1 là đưa đường, bảo vệ các đồng chí cán bộ lãnh đạo của Đảng đi dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pác Bó, Cao Bằng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập. Ban chỉ huy Đội Cứu quốc quân 1 đã phân công các đồng chí: Chu Văn Tấn, Lâm, Hoàng Tài, Lâm Thành Sơn... bảo vệ, dẫn đường đưa các các đại biểu của Đảng ta đi dự Hội nghị Trung ương 8.

 

Ngày 01 tháng 5 năm 1941, nhằm phát huy khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân, Ban Chỉ huy Cứu quốc quân 1 đã quyết định tổ chức cuộc mít tinh lớn nhân ngày Quốc tế Lao dộng, đồng thời làm lễ ra mắt Đội Cứu quốc quân 1 tại Khuổi Nọi, trong cánh rừng Tam Tấu, xã Vũ Lễ với sự tham gia của đông đảo quần chúng cách mạng ở châu Bắc Sơn, Lạng Sơn và châu Võ Nhai, Thái Nguyên. Đông chí Lương Văn Tri thay mặt Ban Chỉ huy, công b quyết định của Trung ương Đảng phát triển Đội Du kích Bắc Sơn thành Đội Cứu quốc quân 1. Trong niềm vui hân hoan, chào đón sự ra đời của Đội Cứu quốc quân 1, các đại biểu quần chúng cách mạng đã biểu thị tinh thần tin tưởng, sẵn sàng hưởng ứng Đội Cứu quốc quân 1 trong phát triển các cơ sở quần chúng cách mạng, củng cố và mở rộng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.

 

Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, dưới sự chủ tọa của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã được tổ chức tại Pác Bó, Cao Bằng, Hội nghị đã đ ra chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Hội nghị đề ra nhiệm vụ tăng cường củng cố Đội Cứu quốc quân 1, phát triển căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.

 

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, đoàn cán bộ Trung ương gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Kiên, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên đã về đến Bắc Sơn, Trong thời gian dừng chân ở lại Bắc Sơn các đồng chí Thường vụ Trung ương đã truyền đạt nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời, giúp Đảng bộ Bắc Sơn tổ chức các lóp huấn luyện cán bộ.

 

Tại Lân Táy, xã Tân Lập, các đồng chí Thường vụ và ủy viên Trung ương Đảng trực tiếp nghe báo cáo của đồng chí Lương Văn Tri về tình hình phong trào cách mạng Bắc Sơn - Võ Nhai, Ban Thường vụ Trung ương đã chỉ định kiện toàn Ban lãnh đạo mi của căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn - Võ Nhai. Ban Chỉ huy Đội cứu quốc quân 1 do đồng chí Phùng Chí Kiên, ủy viên Trung ương Đảng được Trung ương phân công đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai kiêm Chỉ huy trưởng Đội Cứu quốc quân 1. Đồng chí Lương Văn Tri, y viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ giữ chức vụ Chính trị viên, đồng chí Chu Văn Tấn làm Chỉ huy phó Đội Cứu quốc quân 1.

 

Lo sợ trước hoạt động mạnh mẽ của Đội Cứu quốc quân 1, ngày 25/7/1941, thực dân Phảp huy động lực lượng tiến hành một cuộc đàn áp khốc liệt quy mô lớn đối với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Trong cuộc đàn áp quy mô lớn này, thực dân Pháp và tay sai đã gây nhiều tội ác tày trời đối với nhân dân Bắc Sơn. Nhiều làng bản bị đốt phá, nhiều quần chúng cách mạng bị giết, bị bắt và bị tra tấn dã man. Chúng dồn dân tập trung ở Đàng Lang (Quỳnh Sơn) để hòng “tát nước bắt cá” tập trung tiêu diệt Đội Cứu quốc quân 1.

 

Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng, đồng chí Lương Văn Tri cùng Ban Chỉ huy Cửu quốc quân 1 đã quyết định rút toàn bộ Cứu quốc quân 1 chia làm 2 phân đội theo hai hướng lên Cao Bằng và ra khu vực biên giới Việt - Trung. Trong đó, phân đội Cứu quốc quân do đồng chí Lương Văn Tri và đồng chí Phùng Chí Kiên chỉ huy rút ngày 10/8/1941 sang địa phận châu Bình Gia qua Na Rì, Ngân Son (Bắc Cạn) để lên Cao Bằng. Nhưng do một tên chánh tổng phản động ở châu Na Rì khai báo, đồng chí Lương Văn Tri cùng các đồng chí của mình bị quân địch bao vây, buộc phải n súng ngăn chặn địch đế rút khỏi địa bàn. Trong cuộc chiến đấu anh dũng ấy, đồng chí Phùng Chí Kiên đã hy sinh oanh liệt. Đồng chí Lương Văn Tri trúng đạn của địch bị thưong nặng, bị địch bắt và giam nhà tù Cao Bằng. Ngày 29/9/1941, đồng chí Lương Văn Tri đã anh dũng hy sinh, để lại tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, người chiến cộng sản kiên cường, bất khuất, quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

 

4. Ý nghĩa lịch sử về sự ra đời của Đội Cứu quốc quân 1

 

Với trọng trách là đội quân vũ trang tuyên truyền, từ năm 1941 đến năm 1945, Đội Cứu quốc quân 1 giữ vai trò nòng cốt trong quá trình vận động, tập trung lực lượng quần chúng cách mạng, tích cực sửa soạn khởi nghĩa, nhanh chóng nắm bắt thời cơ, phối hợp chặt chẽ với Ban Vỉệt Minh tỉnh, Ban Việt Minh các châu, huyện trong tỉnh Lạng Sơn phát động quần chúng cách mạng nổi dậy giành chính quyền từng phần, tiến tới giành chính quyền hoàn toàn ở Lạng Sơn trong cách mạng tháng Tám năm 1945.

 

Đội du kích Bắc Sơn sau đổi tên thành Đội Cứu quốc quân 1 được Trung ương Đảng trực tiếp thành lập và chỉ đạo ngay sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn là đội quân giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, một căn cứ địa chiến lược của cách mạng Việt Nam.

 

Vi vai trò là đội vũ trang tuyên truyền nòng cốt, các lớp huấn luyện quân sự do Đội du kích Bắc Sơn, sau là Đội Cứu quốc quân 1 tổ chức tại địa bàn châu Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn và châu Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã góp phần trang bị kiến thức cơ sở về quân sự cho lớp cán bộ quân sự đầu tiên của nhiều tỉnh, thành. Từ đó, tiếp tục phát triển, hình thành các đội vũ trang tuyên truyền ở nhiều địa phương khác.

 

Tinh thần anh dũng, ý chí kiên cường, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh của Đội Cứu quốc quân 1 trong bối cảnh kẻ thù khủng bố ác liệt đối với phong trào cách mạng ở Bắc Sơn và Võ Nhai đã khích lệ mạnh mẽ ý chí cách mạng, tinh thần đấu tranh kiên cường của quần chúng cách mạng trong cả nước.

 

Đội Cứu quốc quân 1 xứng đáng là một trong những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

 

5. Phát huy tinh thần của Đội Cứu quốc quân 1, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu trong đấu tranh, bảo vệ Tỗ quốc và xây dựng đất nước.

 

Phát huy tinh thần của Đội Cứu quốc quân 1, Đảng bộ đã lãnh đạo quân dân các dân tộc Lạng Sơn cùng vi quân dân cả nước làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.

 

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), với ý chí quyết tâm "không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, cùng với toàn Đảng, toàn dân ta, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn đã giành được những chiến công hiển hách, giải phóng biên giới, giải phóng Lạng Sơn, góp phần đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian kh của dân tộc ta đi đến thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 lịch sử.

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc (1955 - 1975), Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn dã nêu cao tinh thần cách mạng kiên cường, trở thành “cảng nổi” kiên cường mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của mảnh đất Lạng Sơn anh hùng.

 

Trong 10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1985), với tinh thần đoàn kết, tự cường, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn đã vượt qua mọi khó khăn, đóng góp công sức và trí tuệ khôi phục phát triển kinh tế - xã hội để từng bước vươn lên giành những thành tựu mới.

 

Trên chặng đường thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn luôn phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng, củng cố vững chắc niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước; đoàn kết, nỗ lực quyết tâm vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng Lạng Sơn thành một tỉnh ngày càng đối mới và phát triển.

 

Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đội Cứu quốc quân 1 (23/02/1941 - 23/02/2016) là dịp để Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn tưởng nhớ và ôn lại truyền thống yêu nước cách mạng kiên cường, tinh thần đoàn kết một lòng đấu tranh giải phóng dân tộc của các thế hệ cha anh đi trước. Mỗi cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là thế hệ trẻ tích cực phát huy những thành tích đã đạt được, chung sức chung lòng, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2016, góp phần chào mừng các ngày lễ kỷ niệm của tỉnh, của đất nước, phấn đấu thực hiện tốt nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII./.

 

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ LẠNG SƠN

 

STT Tên File upload

Các tin khác cùng mục

Lịch công tác


Hình ảnh